• |
  • |
Xem bản đồ

Chi tiết bài viết

ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI ĐẾN GIẢM NGHÈO: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

THE IMPACTS OF TRADE LIBERALIZATION ON POVERTY REDUCTION : THE CASE OF VIETNAM

Tác giả: Nguyễn Đình Uông

Tóm tắt:
Tự do hóa thương mại được coi là chính sách chiến lược phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia nhiều hiệp định thương mại nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa và dịch vụ sang các nước. Do đó, nghiên cứu này phân tích tác động của tự do hóa thương mại đối với giảm nghèo bằng cách sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) có sử dụng trọng số cho số liệu chuỗi thời gian từ năm 2002 đến năm 2021. Hệ số mở cửa thương mại (TOR) được sử dụng như một biến độc lập để đo lường mức độ tự do hóa thương mại. Các biến khác như GDP, tỷ giá hối đoái và lực lượng lao động được coi là các biến kiểm soát. Kết quả thực nghiệm cho thấy TOR và lực lượng lao động, GDP và tỷ giá hối đoài đều có tác động tích cực đến giảm nghèo đói.
Abstract:
Trade liberalization is considered a strategic development policy to promote economic growth and reduce poverty in many countries, especially developing countries. Vietnam has been actively participating in many trade agreements to facilitate the distribution of goods and services to other countries. Therefore, this research analyzes the impact of trade liberalization on poverty reduction using weighted ordinary least squares (OLS) for time series data from 2002 to 2021. Trade openness coefficient (TOR) is used as an independent variable to measure the degree of trade liberalization. Other variables such as GDP, exchange rate and labor force are considered as control variables. Empirical results show that TOR and labor force, GDP and exchange rate all have a positive impact on poverty reduction.
top