• |
  • |
Xem bản đồ

Chi tiết bài viết

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN

ANALYZING THE DETERMINANTS OF COFFE EXPORTATION: AN APPLICATION OF GRAVITY MODEL APPROACH

Tác giả: Trần Thị Bạch Yến

Tóm tắt:
Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn (GM – Gravity model) là mô hình kinh tế lượng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Timbergen (1962) và Poyhonen (1963) xây dựng và phát triển. Trong bài viết này nhóm tác giả sử dụng một mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015. Thông qua bài viết này đã đạt được những thành công nhất định trong việc giải thích những nguyên nhân ảnh hưởng đến KNXK cà phê là do sự khác biệt trong quy mô nền kinh tế, khoảng cách giữa các quốc gia, độ mở nền kinh tế, quy mô dân số, khoảng cách văn hóa, ... Bằng cách áp dụng phương pháp của tốc độ hội tụ, chúng tôi cũng tìm ra rằng Việt Nam có tiềm năng thương mại đặc biệt là với một số thị trường như Mỹ và Đức. Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.
Abstract:
Gravity model is one of econometric models, which is a useful tool for analyzing and clarifying the international trade volumes and directions of bilateral trade between countries and widely used in international trade. Specific trading gravity model applied in international trade was initially introduced and developed to measure exporting revenue among countries by Timbergen (1962) and Poyhonen (1963), which has long been used for modelling and predicting trade flows. This paper generalises the gravity model allowing for proper representation of local and target country effects. The new approach is based on a simple cross sectional (or times series approach) where the additional information available from using both types of data is utilised to properly model all the specific effects. In this arricle, authors used a gravity model to analyze the factors that affect coffee exportation of Vietnam over the period 2000-2015. The main findings from the statistical analysis have demonstrated that four factors affecting Vietnam coffee exports are differences in Economic size, Geographic distance among countries, The Openess economy, Population size, Exchange Rate, and Cultural Distance,…By applying the model, we also find out that Vietnam has trade potential especially with some markets such as US and Germany. Hence, this paper will recommend some possible solutions and suggestions for improving coffee exportation to such potentials.
top