• |
  • |
Xem bản đồ

Chi tiết bài viết

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÙ HỢP VỚI NỘI DUNG CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

ADAPTING VIETNAMESE LAW TO COMMERCIAL BUSINESS ACTIVITIES IN ORDER TO ALIGN WITH NEW-GENNERATION FREE TRADE AGREEMENTS (FTAs)

Tác giả: Anne-Sophie LAMBLIN GOURDIN- TRAN Van Quang- TRAN Thi Thuy Tram

Tóm tắt:
Hiện nay các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) không chỉ bao hàm các thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ, xúc tiến đầu tư mà còn bao gồm các nội dung và yêu cầu mới mà trong khuôn khổ GATT/WTO chưa quy định như vấn đề thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm của chính phủ, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, dân chủ, nhân quyền và chống khủng bố… Các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới có mức độ tự do hóa thương mại cao hơn so với các thỏa thuận thương mại trước đó về: phạm vi cam kết rộng, linh hoạt và có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong quá trình thực thi, đồng thời áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết tranh chấp phát sinh. Nếu các FTAs được kí kết và triển khai sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình tự do hóa thương mại quốc tế và khu vực, đồng thời các FTAs này cũng mở ra các cơ hội để thúc đẩy tự do hóa hoạt động thương mại trong nội bộ các quốc gia thành viên, góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia thành viên. Điều này thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nội khối và góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại giữa các quốc gia thành viên của FTAs. Với nhiều sự thay đổi so với các FTA thế hệ trước đây, các FTAs cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia thành viên và các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, vì vậy trong các yêu cầu được đặt ra đối với các quốc gia thành viên của FTAs có cả yêu cầu về sự chủ động hội nhập và thực thi các thỏa thuận đã cam kết. Sự chủ động này còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy để quá trình tự do hóa thương mại được tăng cường và tăng khả năng thực thi các nội dung trong FTAs thì tất cả các quốc gia cần phải có sự chủ động trong việc rà soát và sửa đổi các quy định về thương mại trong hệ thống pháp luật của quốc gia của mình. Chính vì lý do này mà Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh kịp thời trong các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Bởi vì khi Việt Nam kí kết, thực thi các nội dung trong FTAs sẽ đưa lại nhiều cơ hội cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời có nhiều thách thức đang được đặt ra cho phía Việt Nam. Đó là những cơ hội và thách thức về nâng cao chất lượng, hoàn thiện hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… Sau những cải cách và thay đổi lớn đối với hệ thống pháp luật nói chung và đặc biệt là các quy định về pháp luật thương mạị, Việt Nam đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động thương mại, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu và thách thức mới mang tính đa dạng và đa phương của các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới thì một lần nữa hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam cần phải có sự thay đổi cần thiết và kịp thời trước tình hình mới. Vì vậy mục tiêu của bài viết này là nhằm giải quyết câu hỏi: Việt Nam cần phải thay đổi những quy định nào trong hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động thương mại của doanh nghiệp trước yêu cầu của các FTAs? Nghiên cứu này sẽ là tiền đề để hướng đến việc nghiên cứu sâu hơn về sự phù hợp của hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam với các quy định chung của thương mại thế giới.
Abstract:
New-generation Free Trade Agreements (FTAs) do not only cover agreements for exchange of goods, services and investment promotion but also new requirements, such as: trade and investment facilitation, government procurement, competition policy, non-tariff measures, trade services, intellectual property rights, dispute settlement mechanisms, standards and conformance, labor, environment, democracy, human right and counter-terrorism which are not provided in GATT/WTO. New-generation FTAs has higher degree of trade liberalization in comparison with FTAs, including: broader scope, flexible commitment; stricter monitoring mechanism; applying new legal mechanism to settle disputes simultaneously. Signing and implementing of New-generation FTAs will speed up the process of liberalization of both international and regional trade. Many opportunities will be created to fortify the trade openness of member states’ internal markets which also contributes to the economic growth of each member state in the same time. This promotes intra-regional im-export and orientates restructuring production and trade structure among member states of FTAs. With numerous changes to previous FTAs, New-generation FTAs pose more challenges for member countries and businesses in term of trade, thus the requirements of proactive integration and implementation these agreements to national laws are extremely important. However, the degree of implementation depends on the specific conditions of each member state. In order to strengthen New-generation FTAs, all nation members have to review and revise their own trade-related laws. Due to that reason, timely adjustment in Vietnamese trade-related provisions should be conducted. Signing and implementing New-generation FTAs will not only bring opportunity and challenge to enterprises but also produce incentive to enhance quality, management system and competitiveness… After significant changes and reforms in Vietnamese legal system generally and in commercial law especially, trust has been solidly built to investors, domestic and foreign enterprises which considerably contribute to national economic growth, the development of regional and global economy. Nevertheless, in responding to the new and diverse requirements and challenges of new-generation FTAs, Vietnamese commercial law needs to be changed in time to align with the agreements. The key question will be answered in this article: Which Vietnamese regulation regarding to commercial activities has to be changed to align with FTAs’ requirements? This research will be the prerequisite for further study of suitability of Vietnamese commercial law for New-generation FTAs.
top