• |
  • |
Xem bản đồ

Ẩm thực của người Xê Đăng X’Teng ở Tu Mơ Rông Kon Tum

Xê Đăng là một trong 6 dân tộc thiểu số bản địa của tỉnh Kon Tum dân số hiện nay 119.374 người (số liệu thống kê năm 2014 của Cục Thống kê Kon Tum), gồm các nhóm: X’Teng, Tơ đrá, Mơ nâm, Ca dong, Hà lăng. Người Xê Đăng X’Teng cư trú tập trung ở Tu Mơ Rông – thung lũng có phong cảnh đẹp như một bức tranh với khí hậu mát mẻ, không khítrong lành. Những ngôi nhà nhỏ xinh quây quần bên nhau, xung quanh nương lúa đang mùa chín rộ vàng óng ả, xa xa là rừng xanh ngắt. Cuộc sống nơi đây quanh năm yên ả, thanh bình như chưa từng bị nhịp sống đô thị ồn ã làm ảnh hưởng.

Cuộc sống hàng ngày của người Xê Đăng X’Teng gắn liền với nương rẫy, thức ăn chủ yếu là sản vật từ núi rừng, sông suối, cách chế biến cũng khá đơn giản, không cầu kì. Dù kinh tế đã có nhiều tiến bộ, dân làng đã biết trồng trọt, nuôi gia cầm, gia súc, có sự giao lưu kinh tế với người Kinh, nhưng những sản vật từ tự nhiên vẫn hiện hữu trong bữa ăn hàng ngày. Từ những loại côn trùng bé nhỏ như dế, nhộng, chuột, họ có thể chế biến ra món dế nướng, dế chiên mắm, chuột gác bếp, nướng than,…còn các loại thú rừng thì thường được đem đi nướng, làm thịt gác bếp, hoặc lam với các loại rau rừng. Mùa mưa đến, núi rừng ẩm thấp là dịp cho các loại rau rừng trổ ngọn xanh mướt, ghé bên bờ suối hái nắm rau dớn non, dáng cong cong như chiếc vòi, rau rừng tím đậm, hay ít quả cà đắng xanh ngắt, may mắn hơn thì có nắm lá môn, đọt mây, măng le rừng. Xuống suối bắt ít con cá về, chuẩn bị cho bữa ăn đơn giản, rau dớn luộc hoặc hấp, cá suối nướng. Khi công việc nương rẫy bận rộn đã tạm xong, đàn ông trong làng lại rủ nhau vào rừng đặt bẫy thú hoang, khi thì được con gà rừng, sóc, chồn, có lúc còn bẫy được cả con nai, con mang (một loài thú rừng tương tự con nai), thịt đem xẻ ra chia mỗi gia đình một phần, đó là nét đẹp đoàn kết trong cuộc sống người Xê Đăng X’Teng nơi đây.

Cuộc sống hàng ngày của người Xê Đăng X’Teng gắn liền với nương rẫy, thức ăn chủ yếu là sản vật từ núi rừng, sông suối, cách chế biến cũng khá đơn giản, không cầu kì. Dù kinh tế đã có nhiều tiến bộ, dân làng đã biết trồng trọt, nuôi gia cầm, gia súc, có sự giao lưu kinh tế với người Kinh, nhưng những sản vật từ tự nhiên vẫn hiện hữu trong bữa ăn hàng ngày. Từ những loại côn trùng bé nhỏ như dế, nhộng, chuột, họ có thể chế biến ra món dế nướng, dế chiên mắm, chuột gác bếp, nướng than,…còn các loại thú rừng thì thường được đem đi nướng, làm thịt gác bếp, hoặc lam với các loại rau rừng. Mùa mưa đến, núi rừng ẩm thấp là dịp cho các loại rau rừng trổ ngọn xanh mướt, ghé bên bờ suối hái nắm rau dớn non, dáng cong cong như chiếc vòi, rau rừng tím đậm, hay ít quả cà đắng xanh ngắt, may mắn hơn thì có nắm lá môn, đọt mây, măng le rừng. Xuống suối bắt ít con cá về, chuẩn bị cho bữa ăn đơn giản, rau dớn luộc hoặc hấp, cá suối nướng. Khi công việc nương rẫy bận rộn đã tạm xong, đàn ông trong làng lại rủ nhau vào rừng đặt bẫy thú hoang, khi thì được con gà rừng, sóc, chồn, có lúc còn bẫy được cả con nai, con mang (một loài thú rừng tương tự con nai), thịt đem xẻ ra chia mỗi gia đình một phần, đó là nét đẹp đoàn kết trong cuộc sống người Xê Đăng X’Teng nơi đây.

Cá suối nấu lá mì muối chua

Muốn tìm hiểu ẩm thực của người Xê Đăng nhất định bạn phải tham dự các dịp Lễ tết bởi đây là dịp để họ dồn hết tâm trạng, thể hiện sự khéo léo của mình để chế biến những món ăn truyền thống với hương vị độc đáo và vị ngon đậm đà. Hàng năm, sau khi cả làng đã xong vụ thu hoạch, lúa đã chất đầy sân, dân làng lại tíu tít cùng nhau chuẩn bị Lễ mừng lúa mới. Món đầu tiên họ chuẩn bị chính là cơm ống (cơm lam), chọn loại nếp nương hạt mẩy mới thu hoạch, cho vào ống nứa thêm nước rồi bỏ lên bếp than nướng. Canh lửa vừa chừng đến khi ống nứa tỏa mùi thơm là cơm đã chín tới, nhẹ nhàng tước bỏ một lớp vỏ đen mỏng ở bên ngoài rồi xếp lên mâm đợi mang lên cùn Giàng. Khi ăn, ta xẻ dọc ống nứa để lộ ra lớp cơm trắng ngần, thơm ngào ngạt, từng hạt cơm tròn trịa, có vị ngọt dẻo, béo ngậy.

Thịt dúi nướng ống lồ ô

Nói về ẩm thực của người Xơ Đăng X’Teng thì không thể không kể đến các loại thức uống truyền thống, trước hết là rượu cần. Nguyên liệu dùng làm rượu thường được sử dụng là củ mì (sắn), hạt kê, gạo tẻ, gạo nếp, ngô,… Họ có bí quyết riêng được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong mỗi gia đình, họ cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách làm men, thời gian và cách ủ sao cho rượu đạt đến độ chuẩn nhất. Bắt tay làm ghè rượu là họ gửi gắm cả tâm tư, tín ngưỡng, tâm linh của chủ nhân nên những ghè rượu ngon, thơm nồng, càng uống càng say sưa mà không hề bị đau đầu, khó chịu. Ngoài ra còn có rượu chuối hột, rượu sâm dây, rượu cốt toái bổ,…nguyên liệu khác nhau nên hương vị và “độ say” khác nhau, những ghè rượu đó lại còn là những vị thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe.

Rau rừng bóp chua

Cùng hội nhập và phát triển, văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng  X’Teng giờ đã không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, cộng đồng làng, mà được giới thiệu, tôn vinh thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, được trình diễn trước đông đảo nhân dân tại Ngày Hội các dân tộc thiểu số Kon Tum. Những món ăn tuy giản dị, chân chất nhưng lại được sự đón nhận của đông đảo nhân dân bởi mỗi món ăn được người nghệ nhân Xê Đăng X’Teng chăm chút, gửi gắm bằng cả tâm tình, lòng tự hào và tình yêu bản làng, dân tộc mình.

Tác giả bài viết: Hà Oanh theo Báo Kon Tum

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

top